Nội dung bài viết này chủ yếu từ cuốn sách “monumental” của tiến sỹ Alexander Elder, “Trading For A Living” (tạm dịch là Giao dịch trong cuộc sống quanh ta". Trong bài viết này tôi đã thêm vào một số nhận định của riêng mình với mục đích mở ra những điểm tốt đẹp của Forex!
Mỗi mức giá đều thể hiện sự nhất trí của người tham gia thị trường về giá trị của một đồng tiền vào một thời điểm nhất định. Khi những con bò có xu hướng mạnh lên, tức là lực mua tăng mạnh và đẩy thị trường đi lên. Khi một con gấu cảm thấy mạnh mẽ, tức là nó có xu hướng tấn công từ trên xuống đồng nghĩa trong thị trường Forex là lực bán đang chiếm ưu thế và người giao dịch sẽ bán nhiều hơn, do đó sẽ đẩy thị trường đi xuống.
Mỗi giá phản ánh hành động hoặc thiếu đi sự hành động của tất cả các nhà giao dịch trên thị trường. Biểu đồ là một cửa sổ biểu thị tâm lý của quần chúng. Khi bạn phân tích các biểu đồ, tức là bạn đang phân tích hành vi của những nhà đầu tư.
Hầu hết khi hỏi các nhà giao dịch tại sao giá lại tăng và bạn chắc hẳn sẽ nhận được câu trả lời như này: Người mua nhiều hơn người bán. Điều này thì KHÔNG đúng. Một con số thông kê rằng lượng mua vào và bán ra trong BẤT KỲ hoàn cảnh nào của thị trường thì LUÔN LUÔN bằng nhau.
Nếu bạn muốn mua vào đồng của Franc của Thụy Sĩ, thì tức là ai đó đã bán nó cho bạn. Nếu bạn muốn bán một đồng Yên của Nhật, đồng nghĩa ai đó phải mua nó từ bạn. Điều này có nghĩa là số lượng người mua và bán trên thị trường luôn bằng nhau.
Giá di chuyển lên hoặc xuống do những thay đổi trong Ý THỨC của sự tham lam và nỗi sợ hãi giữa người mua hoặc người bán gây ra. Khi xu hướng tăng, thì tức là thị trường đang cảm thấy lạc quan và không cần suy nghĩ nhiều và họ sẽ đẩy mạnh lực mua lên cao vì họ cho rằng giá cả sẽ tăng cao hơn. Khi thị trường cảm thấy căng thẳng trong một xu hướng tăng, và họ đồng ý bán chỉ ở một mức giá cao hơn.
Khi xu hướng tăng đang mạnh khiến nhiều nhà đầu tư lạc quan đổ vào lệnh mua và nếu gặp một mức cản thì họ sẽ lo lắng và có xu hướng lắng xuống để tự vệ. Nếu cảm xúc lạc quan của họ càng mạnh mẽ lên, thì xu hướng thị trường sẽ trở nên rõ nét. Đàn bò đực dịu đi chỉ khi nhiều con đực mất đi sự nhiệt tình của chúng. Khi trượt giá, những con gấu sẽ cảm thấy lạc quan và không mò mẫm về việc bán ra ở mức giá thấp hơn.
Khi những con bò đực cảm thấy sợ hãi và đồng ý mua vào tại mức giá giảm điều chỉnh. Nếu những con gấu cảm thấy như những người chiến thắng, thì họ sẽ tiếp tục bán với giá thấp hơn, và xu hướng giảm lại tiếp tục. Nó kết thúc khi những con gấu bắt đầu cảm thấy thận trọng và từ chối bán với giá thấp hơn.
Rất ít nhà đầu tư hành động theo một cảm giác thuần túy. Hầu hết người tham gia thị trường hành động theo nguyên tắc của một con khỉ , tức là "con khỉ thấy gì, thì nó sẽ làm làm theo." Những làn sóng sợ hãi và tham lam quét lên những con bò đực và con gấu. Thị trường tăng lên do sự lạc quan của người mua và nỗi lo sợ của người bán.
Những nhà đầu tư kiểu con gấu thường thích mua ở mức giá rẻ. Khi họ trở nên lạc quan, họ trở nên quan tâm hơn đến việc mua vào tại mức giá đang tăng hơn là nhận được thức mình vẫn sẽ mua ở mức giá rẻ. Một con sóng giảm tiếp tục miễn là những con bò đực lạc quan đang cố gắng mua vào để đáp ứng nhu cầu của người bán.
Thị trường giảm bởi vì sự lạc quan của những con gấu và nỗi sợ hãi giữa những con đực. Người mua sợ hãi và họ đồng ý mua vào khi thị trường giảm. Chừng nào mà người bán sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu đó, sự sụt giảm vẫn tiếp tục.
Dù bằng cách nào đi chăng nữa, thì bạn cần phải căn cứ vào giao dịch của bạn trên một kế hoạch đầu tư và nó phải được chuẩn bị một cách cẩn thận và không dễ dàng bị lung lay bởi sự thay đổi của giá c cả.. Bạn cần phải biết chính xác khối lượng lệnh vào và thoát lệnh khi nào.
Không nên đưa ra quyết định tại một thời điểm nóng – điều này là lúc bạn dễ dàng bị hút vào đám đông.
Wayne Ko
Giám đốc nghiên cứu và đào tạo