Thị trường tài chính dự kiến sẽ tiếp tục nhiều biến động trong tuần tới khi đà tăng của các tài sản rủi ro đang chậm lại và báo cáo việc làm sắp được công bố.

Chứng khoán Mỹ kết thúc Quý 1 ở mức khá cao, với thước đo lạm phát cho thấy giá cả đang hạ nhiệt và sẽ gây ra sự đột biếtn vào thứ Sáu. Có nhiều niềm hi vọng cho một viễn cảnh khá tươi sáng đối với các nhà đầu tư vốn cổ phần trong Tháng 4 này. Vì theo như trong lịch sử, đây là tháng mạnh thứ hai đối với S&P 500 và là tháng cao nhất đối với Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones kể từ năm 1950.

Bất chấp sự lạc quan trên, thử thách lớn đang trực chờ khi Báo cáo việc làm của Tháng 3 dự kiến sẽ công bố vào thứ Sáu. Thật không may là thị trường chứng khoán sẽ đóng cửa vào ngày hôm đó do sự kiện Good Friday (Thứ Sáu Tuần Thánh). Bất chấp những nỗ lực mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang nhằm hạ nhiệt lạm phát, thị trường lao động vẫn ổn định và các quan chức Fed đã chỉ ra rằng chính tiền lương là một yếu tố khiến lạm phát ở mức cao như vậy.

Thị trường lao động Hoa Kỳ đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, bất chấp loạt thông báo sa thải trên khắp các mặt báo. Tuy nhiên, đây không phải là tin tốt lành gì đối với Fed, vì họ có vẻ kỳ vọng các kẽ hở lớn hơn nữa sẽ xuất hiện trên thị trường nhằm kiểm soát lạm phát dễ dàng hơn.

Các nhà kinh tế ước tính rằng nền kinh tế đã tạo thêm 235.000 việc làm trong tháng 3. Vào tháng trước, bảng lương phi nông nghiệp đã tăng 311.000, cao hơn ước tính của Dow Jones là 225.000, báo hiệu rằng thị trường việc làm vẫn đang cực kỳ sôi động.

Thị trường đã tăng điểm vào thứ Sáu sau khi thước đo lạm phát ưa thích của Fed cho thấy mức tăng giá thấp hơn dự kiến. Chỉ số Tiêu dùng Cá nhân cốt lõi, không bao gồm chi phí năng lượng và thực phẩm, tăng 0,3% trong tháng 2, thấp hơn mức 0,4% mà các nhà kinh tế đã dự kiến trước đó.

Đương nhiên sẽ luôn tồn tại một biên độ dao động trên thị trường, nhưng mức độ này đã tăng cao trong thời gian gần đây với sự biến động đáng kể do tác động của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, với những tin tức tích cực về việc

triển khai vắc-xin và các biện pháp kích thích của chính phủ, sự lạc quan đã tăng lên đáng kể. Dù vậy, các nhà đầu tư vẫn rất thận trọng và phân tích kỹ các chỉ báo thị trường để giữ vững vị thế của họ.

Hơn nữa, những lo ngại về lạm phát vẫn đang tồn tại. Sự gia tăng gần đây của lợi suất trái phiếu chỉ ra rằng, thị trường đang định giá với kỳ vọng lạm phát cao hơn, dẫn đến giá cổ phiếu bị ảnh hưởng. Nếu áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng, Fed có thể cần điều chỉnh chính sách của mình mặc cho điều này có thể ảnh hưởng đến thị trường chung.

Mặc dù vẫn có những chỉ số kinh tế khả quan, các nhà đầu tư vẫn luôn giữ nguyên sự thận trọng của mình. Sự biến động trên thị trường trong những tháng qua có thể vẫn tiếp tục và báo cáo việc làm sắp tới, tỷ lệ lạm phát và mức tăng trưởng kinh tế sẽ có tác động đáng kể đến hướng đi của thị trường.

New call-to-action

Fullerton Markets Research Team

Your Committed Trading Partner